Mô tả

Tác phẩm Bác Hồ được họa sĩ vẽ bằng chất liệu mực nho, kích thước 54×36 cm. Tranh Bác Hồ được vẽ vào năm 1992.

Tính cách của họa sĩ Hoàng Lập Ngôn

Cách đây nửa thế kỷ, Hoàng Lập Ngôn là hoạ sĩ Việt Nam đầu tiên làm triển lãm lưu động trên một cỗ xe ngựa từ Bắc chí Nam. Ông là người ưa xê dịch, có tâm hồn phóng khoáng, rộng mở và cái nhìn minh triết, hồn hậu về đời, về người. 

Thực ra, tính khí ngang tàng đã có trong Ngôn từ lâu. “Thằng này tính khí động quá, không theo nghề gia truyền được”, cha luôn than phiền như vậy mỗi khi có ý định truyền lại nghề bốc thuốc chữa bệnh cho cậu. Biết con thích thi hoạ, ông hết lời khuyên can con từ bỏ nghề “bạc bẽo” đó. Can không được, ông đành gửi cậu sang trọ học ở nhà họ Dương. Đây là dòng họ nổi tiếng về nghề dạy học, nơi đã sản sinh những bậc kỳ tài như Dương Quảng Hàm, Dương Bích Liên… Hoàng Lập Ngôn trọ học ở đó cho đến khi thi vào trường Mỹ thuật Đông Dương năm 1934.

Chuyến xe của Hoàng Lập Ngôn

Đầu năm 1941, Hoàng Lập Ngôn mua gỗ, mua ngựa về đóng một cỗ xe. Ông quyết định sẽ rong ruổi khắp xứ Đông Dương. Ngày lên đường, bạn bè đưa tiễn ông ở đầu đường Cổ Ngư rất đông. Ai cũng ký tên hoặc ký họa lên thùng xe ngựa để cầu chúc may mắn cho ông. Cùng đi với ông, ngoài người vợ trẻ và đứa con gái đầu lòng mới 10 tháng tuổi còn có hai người bạn là Song Văn và Dương Bích Liên. Thùng xe ngựa bé là thế nhưng Hoàng Lập Ngôn vẫn xoay xở ngăn thành hai. Một cho vợ chồng mình còn một dành cho hai anh bạn trẻ.

Thế nhưng, bao nhiêu hồ hởi lúc xuất phát nhanh chóng bị dập tắt trước những cực nhọc. Để mưu sinh,ông phải vẽ tranh dọc đường rồi bán vé cho mọi người vào xem “triển lãm”. Ai ưng bức nào, ông bán ngay bức đó lấy tiền đổi gạo, mắm muối. Có nhiều hôm, ông còn ngồi vẽ ký họa chân dung cho người qua đường lấy tiền. Khi “triển lãm tranh” có vẻ nhạt, ông và  Dương Bích Liên, Song Văn xoay ra diễn kịch, đả phá những thói xấu trong xã hội cũ.

Năm tháng khổ cực

Khổ cực nhất là khi rong ngựa qua vùng rừng núi sơn lam chướng khí, những lúc không có ai xem diễn trò, tiền cạn, thực phẩm dự trữ hết. Cả xe phải ăn cơm với nước mắm và rau rừng. Dương Bích Liên và Song Văn không chịu được cực khổ, đi đến Quảng Bình thì xin quay về.

Trong lúc đời sống xã hội cũ chỉ quanh quẩn những trò như bắt rượu lậu, hút xách, me Tây đánh ghen, đời sống văn nghệ èo uột cùng những áng văn lãng mạn, ủy mị thì sự kiện lên xe du mục của Hoàng Lập Ngôn rất được dư luận chú ý. Các báo chí ở Bắc, Trung Kỳ đều theo dõi và đưa tin chi tiết từng chặng chuyến đi này. Vì thế, sau hơn ba năm rong ruổi từ Bắc vào Nam, rồi lại từ Nam ra Bắc nghe lời xúi của bạn bè, Hoàng Lập Ngôn mang cỗ xe ra bán đấu giá ở trước cửa hội Khai Trí Tiến Đức. Một người Pháp đã mua cỗ xe với giá trị bằng mấy căn nhà mặt phố thời đó.

Đam mê xê dịch

Thời trẻ trai qua đi, nhưng máu du mục vẫn chảy trong Hoàng Lập Ngôn. Hòa bình lập lại ở miền Bắc. Ông xắn tay cùng anh em họa sĩ lập Trường Mỹ thuật Công nghiệp và Mỹ thuật Yết Kiêu rồi tham gia giảng dạy ở đó. Đến năm 1964, khi chiến tranh phá hoại miền Bắc bước vào giai đoạn ác liệt, ông xin nghỉ rồi lọc cọc chiếc xe đạp cà tàng đi khắp miền Bắc để vẽ, để tìm hiểu cuộc sống. Hai miền thống nhất, bạn bè lại thấy ông khi đầu Bắc, lúc đầu Nam…

Theo vnexpress.net

Show moreShow less

Đánh giá

Chưa có đánh giá nào.

Hãy là người đầu tiên nhận xét “Bác Hồ – Hoàng Lập Ngôn”

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0916554329

X
error: Thông báo: Nội dung có bản quyền từ Bình Minh Art !!