Cuộc đời thăng trầm của người đệ tử danh họa

28/05/2024
Triển lãm Hồn Thơ Lụa - Sơn Mài

PNO - Hoạ sĩ Nguyễn Xuân Việt, học trò của danh hoạ Nguyễn Gia Trí nói cuộc đời cũng như hội hoạ của ông trải qua nhiều thăng trầm, phần lớn vì chuyện cơm, áo, gạo tiền.

Tại triển lãm Hồn thơ lụa – sơn mài của mình và vợ, hoạ sĩ Nguyễn Xuân Việt tâm tư nhiều về cuộc đời và con đường hội hoạ của mình. Ông nói ngày đầu theo nghề vẽ, ông đến nhà của hoạ sĩ Nguyễn Gia Trí để học. Vừa bước vào nhà, bà Nguyễn Thị Kim – vợ của danh hoạ Nguyễn Gia Trí nói ngay rằng: “Học làm chi cái nghề chết đói này!”.


Giai đoạn đó, hoạ sĩ Nguyễn Xuân Việt không thật sự hiểu về câu nói của bà Kim nhưng về sau, qua nhiều năm theo đuổi đam mê, ông thấm từng chữ. “Cuộc đời tôi trải nhiều thăng trầm nhưng không phải vì ai khác bên ngoài hay thời cuộc tác động mà chính từ cuộc sống cá nhân mình. Tôi đam mê hội hoạ nhưng mình còn gia đình, còn nhiệm vụ phải lo toan mưu sinh nên nhiều lúc làm nghề không thanh thoát được. Có lúc rất chậm, nặng nề, có lúc vui vẻ nhưng quan trọng, là chưa bao giờ tôi ngừng lại”, hoạ sĩ Nguyễn Xuân Việt nói.


Cuộc đời thăng trầm của người đệ tử danh họa
Người xem tại triển lãm Hồn thơ lụa - sơn mài.


Sinh ra trong gia đình đông anh em nên chuyện theo đuổi nghề vẽ đòi hỏi hoạ sĩ Nguyễn Xuân Việt phải nỗ lực lớn. Cho đến khi về chung một nhà với họa sĩ Nguyễn Thị Bích Nga, cuộc sống tiếp tục đặt ra nhiều thử thách mới, nhưng hoạ sĩ Nguyễn Xuân Việt tâm niệm, ai theo nghệ thuật cũng có những khó khăn nhất định mà nếu vượt qua hay chí ít là “sống chung” được thì chắc chắn, cuộc đời vẫn nhiều niềm vui.

Tại triển lãm chung với vợ - họa sĩ Nguyễn Thị Bích Nga, cả hai mang đến 40 tranh vẽ chất liệu chính gồm sơn mài và lụa. Hoạ sĩ Nguyễn Xuân Việt theo đuổi sơn mài truyền thống suốt mấy mươi năm qua. Còn vợ ông định danh mình với các bức vẽ trên lụa. Theo chia sẻ của hoạ sĩ Nguyễn Xuân Việt, ông là người đã hướng dẫn vợ đến với hội hoạ nhưng hiếm khi nào bà nhận mình là “học trò” của ông chắc có lẽ vì “ngại hay tính ra bà cũng tự tìm tòi” – ông nói.


Cuộc đời thăng trầm của người đệ tử danh họa
Hoạ sĩ Xuân Việt (phải) và hoạ sĩ Lê Đại Chúc tại không gian triển lãm.


Suốt nhiều năm qua, hai vợ chồng hoạ sĩ Xuân Việt và Bích Nga cùng xuất hiện trong nhiều triển lãm cả trong và ngoài nước. Cả hai đều được nhìn nhận về năng lực riêng, không phụ thuộc vào nhau. Riêng với hoạ sĩ Nguyễn Xuân Việt, dù là học trò chân truyền của danh hoạ Nguyễn Gia Trí trong suốt 17 năm nhưng theo nhận xét của hoạ sĩ Lê Đại Chúc, phong cách của hoạ sĩ Xuân Việt khác biệt, không bị ảnh hưởng.

Chia sẻ với Báo Phụ Nữ TPHCM, hoạ sĩ Lê Đại Chúc nói: “Trong làng hội họa, hiếm có ai theo đuổi và đi đến tận cùng đam mê như hoạ sĩ Nguyễn Xuân Việt. Tôi yêu quý, kính trọng sức lao động và nhân cách của nam hoạ sĩ. Và dù là học trò của danh hoạ Nguyễn Gia Trí lừng lẫy nhưng tôi thấy hoạ sĩ Xuân Việt có phong cách, bút hoạ riêng vừa không bị ảnh hưởng từ thầy, vừa khác biệt so với những hoạ sĩ cũng theo đuổi sơn mài truyền thống khác”.


Cuộc đời thăng trầm của người đệ tử danh họa
Bức sơn mài Đền Quán Thánh của hoạ sĩ Nguyễn Xuân Việt.


Ngoài việc sáng tác, hoạ sĩ Nguyễn Xuân Việt còn tham gia giảng dạy cho nhiều học trò. Ông thường sang Thái, dạy các khoá về sơn mài cơ bản. Ông cho biết, nhiều hoạ sĩ các nước thích sơn mài Việt Nam nhưng sau khi học, họ không đủ kiên trì để theo đuổi.


Tại triển lãm Hồn thơ lụa – sơn mài, những tác phẩm ấn tượng của hoạ sĩ Nguyễn Xuân Việt và vợ được trưng bày lại. Đa phần, chúng được sáng tác trước đây, không phải mới hoàn thành. Hoạ sĩ Nguyễn Xuân Việt nói trong đợt dịch vừa qua, khi nhiều hoạ sĩ sáng tác nhiều tác phẩm, ông lại không hoàn thành được bức nào.


Cuộc đời thăng trầm của người đệ tử danh họa
2 tác phẩm của họa sĩ Nguyễn Thị Bích Nga.


“Vì dịch bệnh, thợ của tôi hầu như nghỉ hết, có nhiều bức không thể hoàn thành. Thời điểm giãn cách xã hội, tâm không được bình an, không có cảm giác thư thả nên không thực hiện được bức tranh nào. Tôi sáng tác thường, không nghỉ quá lâu nhưng phải lúc lòng không vướng bận mới làm được”, nam hoạ sĩ chia sẻ.

Triển lãm Hồn thơ lụa – sơn mài đang diễn ra tại phòng tranh Bình Minh (29A Ngô Thời Nhiệm, quận 3, TPHCM). Triển lãm kéo dài đến ngày 22/1.


Diễm Mi

Báo Phụ Nữ 


LIÊN HỆ BÌNH MINH ART GALLERY
Địa chi·: 29A Ngô Thời Nhiệm, p. Võ Thị Sáu, Quận 3, TP.HCM
Hotline: 0916554329
Email: binhminhartgallery@gmail.com

Website: binhminh-artgallery.vn 
Thời gian làm việc: Thứ 2 - Chủ nhật: 8:00 - 18:00

0.0           0 đánh giá
0% | 0
0% | 0
0% | 0
0% | 0
0% | 0
Cuộc đời thăng trầm của người đệ tử danh họa

Cám ơn bạn đã gửi đánh giá cho chúng tôi! Đánh giá của bạn sẻ giúp chúng tôi cải thiện chất lượng dịch vụ hơn nữa.

Gửi ảnh thực tế

Chỉ chấp nhận JPEG, JPG, PNG. Dung lượng không quá 2Mb mỗi hình

ĐÁNH GIÁ SẢN PHẨM

  • Lọc theo:
  • Tất cả
  • 1
  • 2
  • 3
  • 4
  • 5
Chia sẻ

Bài viết liên quan